Có lẽ là nên để gần ba sao, nhưng suy đi nghĩ lại thì vẫn không thích đến mức đấy. Từ "Chuyến du hành kì lạ của ngài Daldry" đến giờ bị mất cảm giác với Marc Levy quá. Có cảm tưởng như là ngòi bút sắp bị bão hoà. Đọc Chuyến du hành xong thì rất là thất vọng kiểu Marc Levy viết nhiều quá giảm chất lượng rồi, nhưng nhìn thấy quyển này vẫn quyết định cho bác cơ hội nữa xem sao. Đầu tiên là mình không đọc Marc Levy nhiều lắm, nên chỉ thường đối chiếu với những tác phẩm thật sự thành công của bác ý. Lần này đem so với sự thất vọng gần nhất. Quyển này có điểm mạnh và yếu. Tiến bộ rất nhiều về mạch truyện và nhịp độ so với "Chuyến du hành của ngài Daldry". Kịch tính và bí ẩn được che giấu khá khéo, cuốn hút người đọc đến độ nửa cuốn. Bối cảnh quen thuộc lật đi lật lại giữa quá khứ và hiện tại, nhưng khai thác đề tài mới có phần "nghiêm trọng" hơn chỉ chuyện tình yêu như mọi khi. Nhân vật thì không có gì mới lắm, vẫn là mô típ một nam một nữ và một người bạn rất thân. Điều mình thích là chủ đề môi trường khá mới mẻ trong phong cách của bác, mặc dù thực sự thì đến cuối cảm thấy xử lý thông điệp chưa được khéo. Tiếp nữa là lần đầu tiên thấy hai nhân vật chính không yêu nhau (nhưng vì sao lại ngủ với nhau thì không thể hiểu nổi, chi tiết này làm mối quan hệ của hai con người trở nên không biết gọi là gì). Cái "bắt lỗi" ở đây là càng đọc đến cuối càng có cảm giác như đọc của các nhà văn kiểu Dan Brown ý, tức là truyện trinh thám pha trên nền tình cảm. Hơn nữa là lại hơn nửa này nửa kia, trinh thám cũng không đạt mức hồi hộp và tình cảm thì càng không rõ ra sao. Đọc về sau thấy có nhiều tình tiết chưa và không được làm sáng tỏ, ví dụ rốt cuộc kẻ quyền lực kia là ai,Lilian sau rồi yêu ai và vai trò của George Ashton trong bức tranh là gì ngoài hai lần xuất hiện đầu và cuối truyện. Đặc biệt là đoạn cuối kết làm người đọc cảm thấy hẫng thế nào, kiểu đùng cái giải luôn ra mật mã và được một ông ở đâu ra giải thích mọi chuyện, rồi đâu lại về đấy, không có cái cú xuống tay ngoạn mục cuối cùng tí nào. Nên tóm cái váy lại là rất không ưng đoạn kết. Nói chung có vẻ là lần "ta thử lại nhé" này cũng không được thuận lợi cho lắm, chắc sẽ phải chia tay với bác Marc Levy một thời gian rồi Sau hai cuốn tiểu thuyết mờ nhạt nối tiếp nhau (nếu mình nhớ không lầm) là Hành trình kỳ lạ của ngài Dalloway và Nếu như được làm lại, Marc Levy có vẻ như đã lấy lại được phong độ với Mạnh hơn sợ hãi. Phong cách thì vẫn như cũ, hội thoại vẫn hài hước (đậm chất Pháp) như xưa, nội dung vẫn có chút lên gân và quan trọng hóa trong quan điểm (nói chung đây là điểm mạnh của Marc), kết cấu chặt chẽ, ly kỳ, hồi hộp. Đứng ở cương vị độc giả thông thường, mình thấy Mạnh hơn sợ hãi có thể được xem là một tác phẩm tiêu biểu để giới thiệu về kiểu văn chương diễm lệ mà có phần kỳ ảo của Marc Levy. Còn với mình thì nó đã quá quen thuộc, Marc có lẽ đã đi hết giới hạn của bản thân trong văn chương, khó mà tìm được cái gì đó mới mẻ hơn (mặc dù trong tác phẩm này, ông đã mạnh dạn loại bỏ hai nhân vật bao giờ cũng có trong tác phẩm mình là bác sĩ và kiến trúc sư).Tự dặn lòng có lẽ nên tạm ngưng đọc Marc một thời gian nhưng hễ có sách mới của bác thì phải tót đi mua ngay, đọc hay không tính sau. Sức viết dồi dào và cách kể chuyện nhẹ bẫng, giọng văn tỉnh rụi mà đầy cảm xúc, cái kiểu đó của Marc, mình học hoài mà chưa lĩnh hội được.
What do You think about Mạnh Hơn Sợ Hãi (2000)?
Levy is just great, but this book was not one of his greatest one, though it is still a good read.
—bookbookbookluvluviluvbooks