Đây là review của Vũ Hoàng Linh: Nhớ khi mua và bắt đầu đọc Linh Sơn ở Việt Nam, thấy rất thích, bạn bèn nhắn SMS cho một số người: “Ấy/cậu/em đọc Linh Sơn chưa. Tớ/anh đang đọc đấy. Hay lắm”. Thế nhưng, cũng phải sau hai tháng, bạn mới đọc xong được cuốn sách có độ dày hơn 600 trang này, trong buổi tối cuối cùng của năm Tuất. Có thể nói gì về Linh Sơn và Cao Hành Kiện? Bạn cảm thấy khó nhận xét về cuốn sách đó. Ngoại trừ bạn cảm giác đó là một cuốn sách rất đẹp, hơn nữa, như lời của Hội đồng trao giải Nobel 2000, đó là một cuốn sách tự nó làm thành riêng một thể loại. Gần đây, người ta thường nhắc tới các tiểu thuyết hậu hiện đại, nhưng trong số ít ỏi mà bạn đọc thì có lẽ “Đời nhẹ khôn kham” của Kundera và “Linh Sơn” của Cao Hành Kiện là hai tác phẩm mẫu mực, để lại ấn tượng cho bạn nhiều hơn cả.Với Linh Sơn, bạn còn tìm thấy được một vẻ đẹp khó tả được của thiên nhiên, của nền văn hóa Trung Hoa giàu có, của lịch sử một nước Trung Hoa bạo liệt. Và không phải chỉ là nền văn hóa Trung Hoa của người Hán mà còn là nền văn hóa của người Miêu, của các dân tộc ít người trên vùng biên giới Tây Nam, vốn bị người Hán khinh rẻ và văn hóa Hán đè áp (giống như trong câu chuyện Cao kể vua Hoàng đế - thủy tổ người Hán - diệt Suy Vưu, còn vua Đại Vũ là kẻ đầu tiên bóp chết kẻ khác để thực hiện ý chí của mình).Trước kia, bạn ngại đọc tiểu thuyết Trung Hoa hiện đại vì ghét cái tủn mủn, tiểu khí, hay thô tục trong đó - cái khí chất của một thùng phuy nặng mùi bí bách lâu ngày mới được (thỉnh thoảng) mở nắp. Nhưng với Cao Hành Kiện thì lại khác. Văn Cao Hành Kiện rất đẹp, phóng khoáng, lãng mạn dạt dào, lúc trầm mặc như bức tranh thủy mặc, lúc hào hứng, lúc huyền ảo mà có lúc lại rất phong tình, đôi khi có hóm hỉnh nhưng dư vị của hóm hỉnh vẫn là chua xót.Nhân vật trong Linh Sơn đi tìm Linh Sơn, một ngọn núi thiêng trong huyền thoại. Đó là hành trình tìm về tự ngã của anh ta? Hay hành trình tìm về một cội nguồn văn hóa, về những khoảng thời gian đã bị đánh mất, những vẻ đẹp của quá khứ, những số mệnh đau khổ của con người bị đè nghiến, bị vùi dập, bị lãng quên trước những đổi thay của thời cuộc. Con người trong Linh Sơn thật cô đơn, dù họ có bấu víu, yêu thương hay hành hạ nhau thì họ vẫn cô đơn - nhưng phải chăng chỉ khi họ tự ý thức được sự cô đơn đó thì họ mới tìm được mình? Cũng nói thêm là những trang viết về giới tính, về nỗi cô đơn và ham muốn của đàn ông và đàn bà rất xuất sắc, nhân vật nữ trong tác phẩm của ông sinh động và giàu sức sống không kém nhân vật nam, trong khi lại vẫn có một cái gì đó huyền ảo (các đồng thoại Trung Quốc vẫn để những nhân vật nữ là các hồ ly tinh lấy chồng, sinh con nhưng vẫn bí hiểm một cách rất “hồ ly tinh” đó sao). Người đọc dễ đồng cảm mình với nhân vật nam nhưng lại hết sức cảm thông và thương xót cho nhân vật nữ của ông.Con người đó có tìm được Linh Sơn không? Cao Hành Kiện trả lời bằng mấy câu kệ, mà ông cho là một ngạn ngữ cổ đã có từ mấy nghìn năm:“Có cũng về,Không cũng về,Đứng ở bên sông gió tái tê”,Khi ta biết là đã có thể “về” rồi, thì phải chăng là ta đã tới được Linh Sơn? Hoặc là gần tới chăng?So sánh Cao Hành Kiện với các tác giả khác thì gần như không thể. Ông là một nhà văn thấm đẫm chất phương Đông và tính dân gian (bản thân ông cũng là một họa sĩ tranh thủy mặc), nhưng lại là người thử nghiệm một cách viết chịu ảnh hưởng của phương Tây, có lẽ ông là người đầu tiên chăng? Người duy nhất khiến tôi cảm thấy có gì đó gần gũi với Cao là Kawabata với những câu văn phảng phất như những bài thơ thiền, nhưng như kết tinh trong đó vẻ đẹp của nền văn hóa Nhật Bản, “đẹp và buồn”? Có lẽ, không phải ngẫu nhiên, mà Cao và Kawabata là hai người Trung Hoa và Nhật Bản đầu tiên được trao giải Nobel.Biết đến bao giờ văn học Việt Nam mới đi ra được những tủn mủn của thời gian, của áp lực tên tuổi và một mảnh chiếu trên văn đàn để có được những tác phẩm đẹp và gợi cảm, kết tinh được cả một nền văn hóa đặc sắc như của Cao Hành Kiện hay Kawabata?Cũng xin nói thêm về bản dịch. Như tôi được biết, có ba bản dịch Linh Sơn ra tiếng Việt, cũng là một hiện tượng hiếm hoi, phản ánh sự đánh giá cao của người Việt với Cao Hành Kiện và phần nào là sự tương đồng văn hóa giữa Linh Sơn với người Việt (thực ra bối cảnh Linh Sơn là vùng Tây Nam Trung Quốc - chính là địa bàn sinh sống của người Việt cổ khi xưa - bộ tộc Âu Việt của Thục Phán cũng xuất xứ từ vùng này mà tiến xuống phương Nam lập ra nước Âu Lạc). Bản tôi đọc là của Hồ Quang Du (không biết là ai, có hay dịch không) dịch từ tiếng Trung, và theo tôi, là bản dịch rất xuất sắc. Ngoài ra còn một bản dịch từ tiếng Pháp cũng tên là Linh Sơn của Trần Đĩnh (nghe nói cũng Việt hóa rất hay nhưng lại là dịch từ một ngôn ngữ trung gian) và bản tên là Núi Thiêng của Ông Văn Tùng.Viết đã khá dài như vậy nhưng thực ra tôi có hiểu Linh Sơn không? Xin quote lại ba dòng cuối cùng trong cuốn sách thay cho câu trả lời.“Vờ làm ra hiểu nhưng rốt cục vẫn chẳng hiểu.Kỳ thực tôi chẳng hiểu gì, chẳng biết rõ điều gì.Nó như thế đấy”.Thế đấy!
What do You think about Soul Mountain (2001)?
Philosophy horror? A haunting combination. Soul Mountain's dark ambiguity chews you up and spits you out. There's no linear direction or plot in the book, which means that there's no telling what kind of adventure or emotional struggle you or the author will end up in next (yes, the author writes about himself and you- you are a part of the book!) In that respect it's a very subjective, artistic book. I think of each of the chapters as paintings, or separate works in a gallery with an underlying theme- that is a theme suggesting an inability to achieve Taoist & Buddhist principles. In Taoism this is an inability to achieve permanent unity between the self and the opposing self, and my interpretation is that the chapters with "you" and "she" are metaphors for this yin-yang dynamic. In Buddhism I think he's illustrating the illusion of self that posits separation of all selves in the world by making "I" and "you" the same person, so he can write about any experience he's had and make you a part of it.For me the most memorable of these chapters were:10: lost on the mountain23: ultra-visual horrifying Taoist wet dream (best of the book, I think)28: above the village after the bus68: bizarre mysticism involving the mountain, a storm, and severed toads72: unique introspection on the nature of literature80: another bizarre mystical experience on the mountain- psychedelic, musical, snowyIt's definitely a unique book that you need to let soak in a bit. It's confusing at first but it gets better the more you read it. There are a lot of grim short stories and digressions on the history of China. Some of the prose was bothersome, but considering the difficulty in translating from Chinese to English I'm giving this 5 stars.
—Chris
This is barely a book. It's the at once epic and intimate journey of one man, told in different persons and with feelings sometimes instead of words (somehow), almost miraculously bound together and made tangible.I am prone to exaggeration. But I have such specific remembrances--memories of feelings and moments of hyper-awareness--tied to this book.... For all the incredible books I have come across so far, NONE of them gave me what this book did. None of them made me so viscerally part of their story.
—Tia
This was a difficult book to read. Not because I found Xingjian's writing style too disjointed or because I thought it was too dense, but because his gaze never seemed to swerve far away from his own navel. In the beginning the book seemed very promising but as I continued it read more and more like the recounting of a long and stupid dream.Xingjian's preoccupation with himself reaches the point that when one character has the temerity to impose on his splendid isolation with a story of her own suffering it makes him physically ill. In another chapter he abandons a child by the road. Allegory or not, it is very telling of the kind of character that the I, he, you of the book is. There were interesting parts in the book, yes, but they all seemed to be used solely as backdrops to his endless self-adoration.I realise the book is meant to be a meditation on the self and that is well and good but the impression it leaves me with is a man so enraptured by himself that he thinks every slightest creative whim of his own and every particular about his life has immediate significance and importance to the reader.His treatment of women is also off somehow. They are invariably portrayed as cluelessly drifting along until snatched up by some willful male. For example, there are countless references to horrible crimes against women, including a lot of rape, that do not seem to do much in the way of raising the ire of the author but are instead presented as some immutable law of the universe.That said, there were times when the book offered an engrossing window into the country and people there but without any overarching vision to tie those solitary gems together they remain unpolished diamonds buried in a soulless mountain of dung.
—Oscar